10 dấu hiệu cho thấy mức đường huyết trong cơ thể bạn đang quá cao

21
- Advertisement -

4. Nhìn mờ hoặc thấy ảo ảnh

Khi trong máu bị dư lượng đường, nó có thể ảnh hưởng đến một số vùng khác trong cơ thể, như mắt. Về cơ bản, lượng đường thừa (cùng với một ít nước) sẽ bị mắc kẹt trong “ống kính” ở giữa mắt, gây ra hiệu ứng mờ. (Tình trạng này thường là tạm thời và sẽ không giống như tổn thương mắt xảy ra về lâu dài khi ai đó mắc bệnh tiểu đường.)

5. Nôn mửa

Chúng ta có thể nôn sau khi trải qua cảm giác buồn nôn, và đây là một triệu chứng vô cùng quan trọng cần phải chú ý, đặc biệt khi hiện tượng buồn nôn đi kèm với hơi thở có mùi trái cây và gặp khó thở.

Advertisement

6. Nhiễm trùng tái phát

Tăng đường huyết liên tục có thể làm suy yếu phản ứng miễn dịch của cơ thể. Điều này khiến cơ thể bạn khó chống lại một số bệnh nhiễm trùng, khiến chúng thường xuyên hơn, kéo dài lâu hơn hoặc tình trạng nhiễm trùng nghiêm trọng hơn.

7. Vết loét lâu lành

Lượng đường huyết cao cũng có thể ảnh hưởng đến hệ thống tuần hoàn của cơ thể, làm suy giảm lưu lượng máu và khả năng tự chữa lành của cơ thể. Khi các vết loét trên cơ thể mất một thời gian dài để lành lặn, thường gặp ở vùng bàn chân, là một dấu hiệu phổ biến của tình trạng giảm tuần hoàn của cơ thể.

8. Các vấn đề về răng miệng

Glucose có trong nước bọt cũng như trong máu. Khi lượng đường tăng cao, vi khuẩn có hại trong miệng sẽ dễ phát triển và kết hợp với các vụn thức ăn để tạo ra mảng bám. Nướu sẽ dễ bị sưng, mềm và chảy máu và đây là một trong những điều đầu tiên chúng ta cần chú ý.

9. Đau đầu

Mất nước do bất kỳ nguyên nhân nào cũng có thể gây đau đầu. Tất nhiên rằng đau đầu có thể là dấu hiệu của nhiều vấn đề khác nhau, nhưng bạn vẫn nên đi kiểm tra nếu đột nhiên hay bị đau đầu, hoặc khi xuất hiện kèm các triệu chứng khác trong bài viết này. (Một lưu ý nhỏ là cơ thể bị mất nước cũng có thể làm trầm trọng thêm tình trạng mệt mỏi và chứng đau đầu.)

10. Cảm giác tê và châm chích ở tay chân

Khi kéo dài nhiều năm, lượng đường huyết cao có thể bắt đầu làm ảnh hưởng đến chức năng thần kinh và cuối cùng là gây tổn thương dây thần kinh. Giai đoạn này có thể bạn sẽ bắt đầu có cảm giác châm chích, tê hoặc bỏng rát ở bàn tay, bàn chân, cánh tay và chân.

Các lưu ý khác

Khi gặp các triệu chứng nêu trên, rất có thể là bạn đang có lượng đường huyết cao. Hiện tượng đường huyết cao này còn được gọi là bệnh tiểu đường loại 2. Bạn có muốn phát hiện bệnh sớm nhất có thể? Hãy để ý đến một số các dấu hiệu khác, chẳng hạn như bụng quá to hoặc tìm hiểu xem bệnh tiểu đường loại 2 có di truyền trong gia đình mình hay không. Bạn đang nghi ngờ về đường huyết của mình? Tham khảo ngay ý kiến từ bác sĩ đa khoa. Hãy cố gắng phát hiện kịp thời để bạn có thể nhanh chóng điều chỉnh đường huyết trong cơ thể.

Advertisement